[Kiến thức] Chăm sóc mạch máu giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch

Nam N. Phung
Đăng ngày 25/11/2020
621 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

 Ảnh: Care Online

Hệ thống mạch máu len lỏi khắp cơ thể, giúp mang oxy, chất dinh dưỡng và các chất hóa học đến các cơ quan khác nhau. Đây là một mạng lưới vận chuyển cực kỳ quan trọng.

Tuy nhiên, khi tuổi càng cao, các mạch máu sẽ mất dần tính đàn hồi, cấu trúc của mạch máu cũng bắt đầu thay đổi, các bệnh về mạch máu nghiêm trọng như sưng tấy và biến dạng, hoặc nhẹ thì như tắc nghẽn mạch máu. Nhằm khơi dậy sự chú ý của mọi người đến sức khỏe tim mạch, Liên đoàn Tim mạch Thế giới (World Heart Federation) ấn định ngày 29 tháng 9 hàng năm là Ngày Tim mạch Thế giới; và Liên hợp quốc đặt ngày 1 tháng 10 hàng năm là Ngày Quốc tế người cao tuổi, kêu gọi sự quan tâm đến sức khỏe của người già. Thông qua hai ngày hội quốc tế này, chúng ta hãy cùng nhau hiểu những vấn đề quan trọng của bệnh tim mạch và người cao tuổi.


   Đau ngực không nhất thiết là bệnh tim!

Nhắc đến đau ngực, hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến bệnh tim, nhưng đối một số bệnh nhân, hiện tượng đau ngực lại liên quan đến động mạch chủ ngực. Động mạch chủ ngực nối với tim và là mạch máu dày nhất và lớn nhất trong cơ thể, giống như đường cao tốc của hệ thống mạch máu. Thành của động mạch chủ có tính đàn hồi, chịu được tác động của dòng máu cao áp và giúp vận chuyển máu đi nuôi cơ thể. Khi động mạch chủ có vấn đề sẽ thường đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Bác sĩ Lin Jiaxun, Giám đốc Khoa Phẫu thuật Tim mạch và Mạch máu của Bệnh viện Shin Kong, chỉ ra rằng các bệnh động mạch chủ ngực phổ biến nhất bao gồm phình động mạch chủ và bóc tách động mạch chủ. Ngoài ra, động mạch chủ cũng có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn.

Phình động mạch chủ là do thành động mạch chủ bị lão hóa và dần dần phình to ra. Sau khi hình thành túi phình động mạch chủ, cơ thể thường không có triệu chứng rõ ràng, tuy nhiên túi phình càng ngày càng lớn thì nguy cơ vỡ càng cao. Bác sĩ còn cho biết, vỡ động mạch chủ ngực sẽ gây chảy máu ồ ạt trong khoang ngực, nếu không kịp đưa đến bệnh viện thì tỷ lệ tử vong là 50%. Trong số các bệnh nhân được đưa đến bệnh viện kịp thời vẫn có khoảng một nửa tỷ lệ tử vong. Do đó bệnh này rất nguy hiểm.

Ảnh: Care Online

Bóc tách động mạch chủ là do nội mạc của thành động mạch chủ bị vỡ tạo ra một vết nứt nhỏ, và áp lực máu cao chảy vào thành động mạch chủ qua vết nứt tạo thành một “khoang giả”. Nếu áp suất của khoang giả rất cao, nó có thể đè lên khoang thật và khiến các cơ quan không nhận đủ máu, dẫn đến các bệnh như tai biến mạch máu não, đột quỵ thận, thiếu máu mạc treo cấp tính và đột quỵ chân tay.


   Khác biệt giữa các triệu chứng của bệnh động mạch chủ ngực và đau tim

Tiến sĩ Lin Jiaxun giải thích rằng trước khi bắt đầu vỡ phình động mạch chủ ngực và xảy ra bóc tách động mạch chủ ngực thường không có dấu hiệu gì. Một khi phát tác sẽ diễn ra cơn đau dữ dội khiến mọi người trở tay không kịp. Cơn đau khi khởi phát bệnh động mạch chủ ngực có thể lan từ đau ngực trước ra sau, thậm chí lan xuống phần dưới cơ thể.

Người mắc bệnh đau tim (nhồi máu cơ tim) thường có cảm giác tức ngực, khó thở như bị vật nặng đè lên, cơn đau lan xuống cổ, cằm, vai, cánh tay.

Dù là bệnh động mạch chủ ngực hay nhồi máu cơ tim, người bệnh sẽ vô cùng khó chịu và đau đớn đến toát mồ hôi lạnh. Bác sĩ Lin Jiaxun nhắc nhở rằng cách tốt nhất để chống lại những tình trạng này là đi khám và điều trị ngay lập tức, tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để không làm tình trạng bệnh bị trì hoãn và gây nguy hiểm đến tính mạng.


   Làm thế nào để ngăn ngừa động mạch chủ ngực bị vỡ?

Bác sĩ Gan Zongdan, Chủ tịch Hiệp hội Phẫu thuật Mạch máu Đài Loan cho biết, vì hầu hết các chứng phình động mạch chủ ngực không có triệu chứng rõ ràng nên bệnh nhân phải trở lại phòng khám thường xuyên và sử dụng các công cụ hình ảnh như chụp X-quang ngực và chụp cắt lớp vi tính để theo dõi kích thước của túi phình động mạch chủ ngực.

Khi đường kính của túi phình động mạch chủ ngực trên 6 cm, chúng có nguy cơ bị vỡ bất cứ lúc nào, tốt nhất nên điều trị càng sớm càng tốt. Tỷ lệ thành công tương đối cao nếu túi chưa bị vỡ.


  Các vấn đề về mạch máu thường gặp ở người trung niên và cao tuổi: tắc nghẽn mạch máu, giãn tĩnh mạch, chạy thận.

Bác sĩ Gan Zongdan nhắc nhở ngoài những vấn đề có thể xảy ra với các mạch máu lớn như động mạch chủ, còn có một số vấn đề về mạch máu phổ biến mà người trung niên và cao tuổi cần đặc biệt lưu ý như tắc nghẽn động mạch ngoại vi chi dưới, hẹp động mạch cảnh, giãn tĩnh mạch và nghẽn ống lọc máu.

 Ảnh: Care Online

Cũng như nhồi máu cơ tim, “thuyên tắc động mạch ngoại vi cấp tính chi dưới” khi phát bệnh cần phải điều trị ngay, nếu kéo dài đến hoại tử thiếu máu cục bộ mô có thể phải cắt chi.

Tắc động mạch ngoại vi chi dưới chủ yếu do động mạch xơ vữa khiến đường kính mạch máu ngày càng hẹp lại dẫn đến máu đến chân không đủ. Bệnh gồm bốn cấp độ chính: cấp độ đầu tiên bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như lạnh chi dưới và tê chân; cấp độ thứ hai bệnh nhân sẽ bị “đau chân ngắt quãng”, cứ đi được đoạn ngắn sẽ phải dừng lại nghỉ ngơi do đau chân. Mức độ 3 nghiêm trọng hơn, lượng máu của chi dưới rất ít, người bệnh sẽ bị đau ngay cả khi ngồi nghỉ ngơi. Ở mức độ thứ 4, lượng máu của chi dưới không đủ cung cấp cho tế bào, các mô bắt đầu chết và các chi trở nên đen, loét và hoại tử, có thể phải cắt cụt chi và nếu tình trạng nhiễm trùng tại chỗ hoặc toàn thân phức tạp, có thể nguy hiểm đến tính mạng.


  Đừng xem nhẹ hiện tượng chân nổi gân

Ngoài bệnh tắc nghẽn động mạch ngoại vi, bệnh ở chi dưới còn bao gồm các bệnh về tĩnh mạch, như bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bác sĩ Gan Zongdan giải thích rằng, suy giãn tĩnh mạch không chỉ gây ra các vấn đề về ngoại hình mà các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, đau nhức, sưng phù chân, ngứa, nặng hơn và chuột rút chân vào nửa đêm, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Nếu không được điều trị sớm, tình trạng suy giãn tĩnh mạch sẽ ngày càng nặng hơn theo tuổi tác. Trong trường hợp nặng có thể gây viêm da, xơ hóa, mất sắc tố, thậm chí hình thành các vết loét mãn tính, vết thương khó lành, viêm tĩnh mạch và viêm mô tế bào tái phát. Nguy hiểm nhất là khi máu đông rơi ra và chảy ngược về tim có thể gây thuyên tắc phổi, người bệnh đột ngột không thở được, tỷ lệ tử vong khá cao. Nếu bị suy giãn tĩnh mạch, nên đi khám càng sớm càng tốt.

  Những vấn đề cần lưu ý khi lọc máu khi chạy thận

Bác sĩ Gan Zongdan nói rằng ống lọc thận nên được chăm sóc cẩn thận trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, cánh tay ở bên ống nên tránh đeo đồng hồ và phụ kiện hoặc mặc quần áo có tay áo chật. Dù đang ngủ hay đang làm việc, không được ấn vào ống thông động mạch bất cứ lúc nào để tránh tắc nghẽn. Khi thời tiết lạnh, cần giữ ấm để tránh máu chảy chậm lại do lạnh.

Nếu phát hiện có bất thường trong ống lọc thận, bạn nên quay lại bệnh viện ngay lập tức để điều trị, chẳng hạn như sau điều trị thẩm phân máu thấy ngón tay xanh, lạnh, hoặc máu không ngừng chảy sau khi kim lọc máu được rút ra, và hiện tượng viêm, đỏ, sưng, nóng và đau tại vị trí thẩm phân, hoặc độ rung của ống lọc máu giảm đi hoặc biến mất.


  Muốn duy trì tim mạch khỏe mạnh hãy thực hiện những điều sau đây

Bác sĩ Lin Jiaxun nhắc nhở rằng tất cả các loại vấn đề về mạch máu thường xảy ra do chấn thương nhiều năm, đặc biệt là người cao tuổi do mạch máu bị lão hóa, mất tính đàn hồi thì càng cần phải chú ý chăm sóc mạch máu trong sinh hoạt để giảm nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu.

 Ảnh: Care Online

Tăng đường huyết, tăng lipid máu và tăng huyết áp sẽ vô tình làm tổn thương mạch máu, khiến chúng trở nên cứng và hẹp lại. Bạn phải kiểm soát lượng đường trong máu, lipid máu và huyết áp. Huyết áp bình thường của người trưởng thành là 130/80 mmHg (Huyết áp tâm thu là 130 mmHg và huyết áp tâm trương là 80 mmHg), nếu liên tục cao hơn mức bình thường thì được coi là huyết áp cao. Bác sĩ Lin Jiaxun đề cập rằng nhiều người thậm chí không biết rằng họ bị huyết áp cao, và họ chỉ biết đến tình hình nghiêm trọng cho đến khi có vấn đề lớn xảy ra. Những người cao tuổi, béo phì, tiểu đường, thức khuya và làm việc nhiều áp lực nên đo huyết áp mỗi ngày.

Mạch máu liên quan mật thiết đến sức khỏe, hi vọng mọi người hãy chú ý để chăm sóc chúng thật tốt.


Nguồn bài viết: Running Biji